Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Ở con người, thị giác là cơ quan phát triển nhất, Ở chó, khướu giác là cơ quan phát triển nhất. Còn ở mèo, thính giác là cơ quan phát triển nhất. “Nghe” là cách mèo thu thập thông tin từ thế giới xung quanh.
Bạn có biết những chú mèo trong gia đình nghe như thế nào, nhìn như thế nào không?
Mèo cũng giống như chó, chúng có 5 giác quan là : thị giác, thính giác, khướu giác, vị giác và xúc giác. Tuy nhiên, Các cơ quan này có những nhiệm vụ khác nhau. Ở con người, thị giác là cơ quan phát triển nhất, Ở chó, khướu giác là cơ quan phát triển nhất. Còn ở mèo, thính giác là cơ quan phát triển nhất. “Nghe” là cách mèo thu thập thông tin từ thế giới xung quanh.
Thị giác
Thị lực của mèo chỉ bằng 1/10 người bình thường nên mèo chỉ có thể nhìn được trong phạm vi gần. Tuy nhiên ở cự li quá gần thì mèo lại không nhìn thấy. Có bao giờ bạn thấy trường hợp: một vật ở ngay trước mắt mèo mà chúng phải nghiêng cổ mới nhìn thấy? Đó là vì mèo phải điều chỉnh lại góc nhìn của mắt. Mặt khác, mèo vốn hoạt động về đêm nên khả năng nhìn trong bóng tối của chúng rất tốt. Khi những ánh sáng nhẹ, yếu như ánh trăng chiếu vào mắt thì đồng tử của mèo sẽ mở lớn tối đa để tiếp nhận ánh sáng. Vì vậy, mèo có thể tiếp nhận những ánh sáng trong bóng tối nhạy gấp 5 lần con người.
Thính giác
Trong năm giác quan, thính giác của mèo là giác quan phát triển nhất. Con người có thể nghe được những âm thanh khoảng 20000Hz, trong khi mèo có thể nghe được những âm thanh có biên độ cao, lên đến trên 60000Hz. Mèo có thể cảm nhận được những âm thanh chói tai, cảm nhận được sóng siêu âm từ tiếng kêu của chuột phát ra, và có thể nghe được tiếng bước chân chuột cách xa 20m. Tai mèo có thể di chuyển sang trái, phải và có thể nghe được những âm thanh xung quanh chúng. Mèo có khả năng phán đoán được hướng âm thanh, nguồn gốc của âm thanh, loại âm thanh…vì vậy mèo có thể bắt được âm thanh của con mồi dù nhỏ nhất.
Khướu giác
Khướu giác của mèo so với chó thì ít phát triển hơn, nhưng so với con người thì khướu giác của mèo nhạy gấp 1000 đến 100.000 lần con người. Mèo cảm nhận đồ ăn, vật dụng hay thông tin về những con mèo khác bằng cách phân biệt mùi. Không chỉ bộ phận mũi mà miệng của mèo cũng có thể ngửi được mùi. Trên bộ phận miệng của mèo, ở mặt trước cằm có một cơ quan tên là Jacobson, đây là cơ quan cùng với mũi, giúp mèo cảm nhận được những mùi khác nhau như mùi của các chất hấp dẫn hay mùi của cây bạc hà mèo…
Khi mèo “ngửi” bằng cơ quan Jacobson, miệng của mèo sẽ hé mở, lúc này trông khuôn mặt mèo ngỗ nghĩnh như đang cười.
Vị giác
Mèo có thể cảm nhận được bốn vị: ngọt, chua, cay, mặn. Đặc biệt, để có thể biết được thịt của con mồi có bị thối rữa hay không, mèo rất nhạy cảm với vị chua. Lưỡi của mèo, phía gần cổ họng có một khối u nhỏ, sần sùi. Khi mèo liếm lông, khối u này làm nhiệm vụ như một bàn chải, giúp loại bỏ những chất dơ trên lông cũng như ngăn lông rụng vào cổ họng mèo. Khối u này cũng có nhiệm vụ như một cái nĩa ngăn chặn thịt hoặc xương dính vào cổ họng mèo, giúp mèo uống nước…
Xúc giác
Bộ phận xúc giác có nhiệm vụ quan trọng nhất chính là râu. Râu được gọi là xúc tu, nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh trung ương, vì vậy mèo có thể cảm nhận được những kích thích dù nhỏ nhất. Ngoài ra, râu còn có nhiệm vụ giúp mèo phán đoán cự ly, khoảng cách xa gần. Mèo khi bị mất râu thì các cảm giác đều bị giới hạn và rất dễ dẫn đến ức chế tâm lý. Vì vậy tuyệt đối không được cắt râu mèo.
Hiểu được chức năng của các giác quan ở mèo sẽ rất hữu ích trong việc phát hiện bệnh của mèo từ thời kì đầu. Từ bây giờ, bạn hãy thử nhìn xem chú mèo yêu trong gia đình có những biến đổi gì khác lạ không nhé!